Những chứng chỉ SSL mà bạn nên biết.

SSL là viết tắt của từ Secure Sockets Layer, là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa máy chủ Web server và trình duyệt. Và dưới đây mình cũng sẽ xin giới thiệu về các chứng chỉ SSL để người đọc nắm rõ hơn về nó.

ssl

Các loại chứng chỉ SSL đã được áp dụng:

  • DV-SSL:
    • Chứng chỉ xác thưc tên miền (Domain Validated SSL): DV SSL dành cho các khách hàng cá nhân với khả năng mã hóa cơ bản với giá rẻ. Chứng chỉ này chỉ cần yêu cầu đăng ký và xác minh tên miền do đó thời gian thực hiện cũng khá là nhanh.
  • OV-SSL:
    • Chứng chỉ xác thực tổ chức (Organization Validation SSL): OV SSL dành cho các tổ chức và doanh nghiệp có độ tin cậy cao. Ngoài việc phải đảm bảo DV SLL còn phải xác thực tổ chức đăng ký, doanh nghiệp đảm bảo sẽ có dấu OV.
  • EV-SSL:
    • Chứng chỉ xác thực mở rộng (Exented Validation SSL): EV SSL có độ tin cậy cao nhất chỉ dành cho các tổ chức và doanh nghiệp đang hoạt động. Chứng chỉ chỉ có được khi tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp. Điểm dễ dàng nhận biết EV-SLL đó là khi truy cập vào các website được trang bị chứng chỉ số EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, đồng thời hiển thị tên doanh nghiệp sở hữu website đó. Điều này gia tăng độ tin cậy của website đó đối với người dùng.
  • Wildcard SSL:
    • Wildcard SSL dành cho các website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Wildcard SSL khác với các loại SSL bình thường là có thể chạy cho không giới hạn tên miền phụ với một chứng chỉ ssl duy nhất.
  • UC/SAN SSL:
    • Chứng chỉ UC/SAN SSL được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server,Microsoft Office Communications,Lync và cũng là giải pháp tiết kiệm cho các môi trường khác như Share Hosting & QA Testing.

Qua bài viết trên mong độc giả sẽ lựa chọn hoàn thành các chứng chỉ SSL để đảm bảo quyền lợi người dùng nhất.

Có thể bạn quan tâm: mua tên miền giá rẻ ở đâu uy tín?

0/5 (0 Reviews)

Leave a Comment